Nhảy đến nội dung

Các Loại Kiến Nghị

Văn phòng chúng tôi là viên chức lập hồ sơ kiến nghị cho toàn quận, cũng như cho Quận, việc bãi nhiệm viên chức dân cử của khu đặc biệt, học khu và hội đồng trường. Mặc dù chúng tôi cung cấp thông tin về những kiến nghị của địa phương và tiểu bang, hãy liên lạc với viên chức lập hồ sơ trong phạm vi thẩm quyền pháp lý tương ứng căn cứ theo loại kiến nghị.

 

Tiểu Bang:

 

Dự Luật Tiên Bang: Dự luật tiên khởi trong tiểu bang là quyền hạn của người dân California để đề nghị luật và tu chính Hiến Pháp California. Thông thường, bất kỳ vấn đề nào có chủ đề thích hợp về lập pháp có thể trở thành một dự luật tiên khởi. Có hai loại dự luật tiên khởi cho tiểu bang: Luật Tiên Khởi và Tu Chính Hiến Pháp Tiên Khởi. Những bước ban đầu cho dự luật tiên khởi tiểu bang được xử lý bởi Bộ Trưởng Tư Pháp và Tổng Thư Ký Tiểu Bang. Kiến nghị dự luật tiên khởi được đệ trình đến viên chức bầu cử của quận mà kiến nghị được lưu hành, sau khi được ký tên bởi không ít hơn số cử tri được xác định cụ thể.

Trưng Cầu Dân Ý: Trưng cầu dân ý trong tiểu bang là quyền hạn của người dân để chấp thuận hoặc bác bỏ những luật được Cơ Quan Lập Pháp ban hành. Một kiến nghị của trưng cầu dân ý chỉ có 90 ngày từ khi cơ quan lập pháp ban hành để yêu cầu "Tiêu Đề và Sơ Lược" từ Bộ Trưởng Tư Pháp. Các kiến nghị phải được đệ trình với viên chức bầu cử của quận cho quận nơi mà kiến nghị được lưu hành, sau khi được ký tên bởi không ít hơn số cử tri được xác định cụ thể.

Bãi Nhiệm: Kiến nghị bãi nhiệm trong tiểu bang là quyền hạn của cử tri, được quy định trong Hiến Pháp Tiểu Bang, để cách chức các viên chức dân cử khỏi chức vụ trước khi nhiệm kỳ của họ hết hạn. Điều này là một phần căn bản của hệ thống chính quyền của chúng ta từ năm 1911, và đã được sử dụng bởi cử tri để thể hiện sự bất mãn của họ đối với các viên chức dân cử. Những bước đầu tiên được xử lý bởi văn phòng của Tổng Thư Ký Tiểu Bang. Kiến nghị bãi nhiệm được đệ trình với viên chức bầu cử quận nơi mà kiến nghị được lưu hành sau khi được ký tên bởi không ít hơn số cử tri được xác định cụ thể.

 

Quận:

 

Một tập sách hướng dẫn chi tiết về quy trình dự luật tiên khởi trong toàn quận cũng như một tập sách hướng dẫn để đệ trình các tranh luận trên phiếu bầu có thể được tìm thấy trong Thư Viện Bầu Cử của chúng tôi.

Dự Luật Tiên Khởi: Dự luật tiên khởi trong quận là quyền hạn của người dân để đề nghị một điều lệ mới bởi cách mà điều lệ sẽ được chi phối. Điều lệ được đề xuất có thể được đệ trình lên Hội Đồng Giám Sát của quận bởi một kiến nghị được lập hồ sơ với Sở Ghi Danh Cử Tri, sau khi được ký tên bởi không ít hơn số cử tri được xác định cụ thể.

Trưng Cầu Dân Ý: Trưng cầu dân ý trong quận là một kiến nghị phản đối việc thông qua một điều lệ bởi Hội Đồng Giám Sát. Điều này phải được lập hồ sơ với Sở Ghi Danh Cử Tri trước ngày có hiệu lực của điều lệ.

Một tập sách hướng dẫn chi tiết về quy trình bãi nhiệm có thể được tìm thấy trong Thư Viện Bầu Cử của chúng tôi.
Bãi Nhiệm: Kiến nghị bãi nhiệm trong quận là quyền hạn của cử tri, được quy định trong Hiến Pháp Tiểu Bang, để cách chức viên chức dân cử khỏi chức vụ trước khi nhiệm kỳ của họ hết hạn. Điều này là một phần căn bản của hệ thống chính quyền của chúng ta từ năm 1911, và đã được sử dụng bởi các cử tri để thể hiện sự bất mãn của họ đối với các viên chức dân cử. Một kiến nghị bãi nhiệm trong quận phải được đệ trình với Sở Ghi Danh Cử Tri.

 

Thành Phố:

 

Dự Luật Tiên Khởi Thành Phố: Dự luật tiên khởi trong thành phố là quyền hạn của người dân để đề nghị một điều lệ mới bởi cách mà sắc lệnh sẽ được chi phối. Điều lệ được đề xuất có thể được đệ trình với Hội Đồng Thành Phố bằng một kiến nghị được lập hồ sơ với Lục Sự Thành Phố, sau khi được ký tên bởi không ít hơn số cử tri được xác định cụ thể.

Trưng Cầu Dân Ý trong Thành Phố: Trưng cầu dân ý trong thành phố là một kiến nghị phản đối việc thông qua một sắc lệnh bởi Hội Đồng Thành Phố. Kiến nghị phải được đệ trình với Lục Sự Thành Phố của thành phố trong vòng 30 ngày của ngày kể từ ngày sắc lệnh được thông qua có thể trở thành hiệu lực.

 

Một tập sách hướng dẫn chi tiết về quy trình bãi nhiệm có thể được tìm thấy trong Thư Viện Bầu Cử của chúng tôi. Mặc dù việc bãi nhiệm trong thành phố có những thời hạn và quy định khác nhau, hướng dẫn của chúng tôi hỗ trợ là điểm khởi đầu cho quy trình bãi nhiệm. Hãy liên hệ với lục sự thành phố tại địa phương của quý vị để có thêm thông tin.

Bãi Nhiệm trong Thành Phố: Kiến nghị bãi nhiệm trong thành phố là quyền hạn của cử tri, được quy định trong Hiến Pháp Tiểu Bang, để cách chức viên chức dân cử khỏi chức vụ trước khi nhiệm kỳ của họ hết hạn. Điều này là một phần căn bản của hệ thống chính quyền của chúng ta từ năm 1911, và đã được sử dụng bởi các cử tri để thể hiện sự bất mãn của họ đối với các viên chức dân cử. Một kiến nghị bãi nhiệm trong thành phố phải được lập hồ sơ với Lục Sự Thành Phố.

 

Học Khu:

 

Sự Cải Tổ Lại Ranh Giới của Học Khu: Hành động để cải tổ lại một hoặc nhiều khu được bắt đầu bằng việc lập hồ sơ kiến nghị, với Giám Đốc Học Khu của Quận, sau khi được ký tên bởi không ít hơn số cử tri được xác định cụ thể. Việc đề xuất kiến nghị được quy định phải xác nhận hợp lý khu vực sẽ được cải tổ lại trong văn bản kiến nghị.

Cách mà Ủy Viên Hội Đồng Quản Tri được Bầu Chọn: Kiến nghị có thể được đệ trình với Ủy Ban của Quận về Giáo Dục để Tổ Chức Học Khu trong việc đề nghị để thay đổi cách mà ủy viên hội đồng quản trị được bầu chọn. Ủy Ban sẽ tổ chức ít nhất là một cuộc điều trần trong khu về vấn đề này, và khi kết thúc cuộc điều trần sẽ chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị này.

Phản Đối Việc Bổ Nhiệm cho một Vị Trí Khuyết: Để thách thức sự bổ nhiệm của khu để điền chỗ khuyết của chức vụ hội đồng quản tri khu học chánh, kiến nghị có thể được lưu hành kêu gọi tổ chức một cuộc bầu cử đặc biệt để điền chỗ khuyết hơn là sự bổ nhiệm trở nên có hiệu lực. Kiến nghị phải được đệ trình đến Giám Đốc Học Chánh Quận trong vòng 30 ngày của ngày bổ nhiệm tạm thời.

 

Một tập sách hướng dẫn chi tiết về quy trình bãi nhiệm có thể được tìm thấy trong Thư Viện Bầu Cử của chúng tôi.

Bãi Nhiệm: Kiến nghị bãi nhiệm trong học khu là quyền hạn của cử tri, được quy định trong Hiến Pháp Tiểu Bang, để cách chức viên chức dân cử khỏi chức vụ trước khi nhiệm kỳ của họ hết hạn. Điều này là một phần căn bản của hệ thống chính quyền của chúng ta từ năm 1911, và đã được sử dụng bởi các cử tri để thể hiện sự bất mãn của họ đối với các viên chức dân cử. Một kiến nghị bãi nhiệm trong học khu phải được lập hồ sơ với Sở Ghi Danh Cử Tri của quận là nơi mà địa điểm của học khu tọa lạc.

 

Khu Đặc Biệt:

 

Dự Luật Tiên Khởi: Dự luật tiên khởi trong khu đặc biệt là quyền hạn của người dân để đề nghị một sắc lệnh mới bởi cách mà sắc lệnh sẽ được chi phối. Sắc lệnh được đề xuất có thể được đệ trình với hội đồng quản trị bằng một kiến nghị được lập hồ sơ với Sở Ghi Danh Cử Tri của quận, sau khi được ký tên bởi không ít hơn số cử tri được xác định cụ thể.

Một tập sách hướng dẫn chi tiết về quy trình dự luật tiên khởi/trưng cầu dân ý trong khu đặc biệt có thể được tìm thấy trong Thư Viện Bầu Cử của chúng tôi.

Trưng Cầu Dân Ý: Trưng cầu dân ý trong khu đặc biệt là quyền hạn của người dân để phản đối các đạo luật lập pháp của khu. Điều này phải được đệ trình với hội đồng quản trị của quận bằng việc lập hồ sơ kiến nghị với Sở Ghi Danh Cử Tri trước ngày có hiệu lực của đạo luật của khu.

Một tập sách hướng dẫn chi tiết về quá trình bãi nhiệm có thể được tìm thấy trong Thư Viện Bầu Cử của chúng tôi.

Bãi Nhiệm: Kiến nghị bãi nhiệm trong khu đặc biệt là quyền hạn của cử tri, được quy định trong Hiến Pháp Tiểu Bang, để cách chức viên chức dân cử khỏi chức vụ trước khi nhiệm kỳ của họ hết hạn. Điều này là một phần căn bản của hệ thống chính quyền của chúng ta từ năm 1911, và đã được sử dụng bởi các cử tri để thể hiện sự bất mãn của họ đối với các viên chức dân cử. Một kiến nghị bãi nhiệm trong khu đặc biệt phải được lập hồ sơ với Sở Ghi Danh Cử Tri của quận là nơi mà địa điểm của khu đặc biệt tọa lạc.